Nai sừng tấm Thảo_luận_Thành_viên:Lion_tiger_leopard

Về nguyên tắc thì phân loài (phụ loài) là quan trọng như nhau và đều nổi bật, ví dụ như bài hổ (bản chất từng phân loài là khác nhau). Mình ưu tiên cho phân loài vì những bài này chưa ai quan tâm đầu tư, nhất là khi phân loài đó lại đặc trưng cho từng quốc gia, vùng miền khác nhau. Riêng bài nai sừng tấm, do bạn căn cứ vào en wiki nên mới cho là bài chính quan trọng nhưng nếu căn cứ vào các wiki khác, thì nai sừng tấm họ không cho là một loài mà phải được xem là một chi Alces, trong chi này lại có loài nai sừng tấm châu Âu (eurasia moose) và loài nai sừng tấm Bắc Mỹ (trong khi en lại không chia mà nhập hết vào bài nai sừng tấm rồi chia thành từng phân loài). Đây chính là cách xếp của các nhà khoa học, không nhất thiết phải theo en.--Phương Huy (thảo luận) 07:52, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC). Riêng với lưu ý của bạn, tôi sẽ xắp xếp lại cho hợp lý.--Phương Huy (thảo luận) 08:14, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)

Thế trường hợp của hổ Bengal (Panthera tigris tigris) thì sao? nó vẫn có bài riêng đấy chứ, không lẽ đi nhập nó vào bài hổ (Panthera tigris), và còn nhiều phân loài khác nữa. Ngay cả bài nai sừng tấm, vẫn có nguồn chứng minh nó không phải là chi đơn loài mà gồm 2 loài: chẵng hạn như:
  • Avec l’aide de la Fondation de France, dans le cadre de l’appel à projet « Territoires dégradés, quelles solutions ? »
  • hoặc là Systematyka i nazwy polskie za: Włodzimierz Cichocki, Agnieszka Ważna, Jan Cichocki, Ewa Rajska, Artur Jasiński, Wiesław Bogdanowicz: Polskie nazewnictwo ssaków świata. Warszawa: Muzeum i Instytut Zoologii PAN, 2015, s. 171. ISBN 978-83-88147-15-9.
  • hay Wilson Don E. & Reeder DeeAnn M. (red.) Alces. w: Mammal Species of the World. A Taxonomic and Geographic Reference (Wyd. 3.) [on-line]. Johns Hopkins University Press, 2005. (ang.) [dostęp 2015-09-01]..

Nói chung nhiều tác giả vẫn cho rằng nó không phải chi đơn loài. Mặc khác nếu bạn cho rằng nó là chi đơn loài như bên en thì loài Alces americanus sẽ được xếp vào đâu?--Phương Huy (thảo luận) 12:00, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)

Đến giờ mình vẫn chưa hiểu bạn muốn nói đến việc chú thích nguồn gốc là chú thích ở bài nào, đoạn nào? nếu bạn nói trong bài nai sừng tấm Á-Âu thì mình sẽ bổ sung, thực ra những đoạn chú thích trong bài đều đưa xuống phần tham khảo vì mình làm biếng không chú thích trong hàng mà copi rồi dán xuống phần tham khảo.Về căn cứ vào en wiki để xác định đó là chi đơn loài hay chi 2 loài, thật sự cũng phải linh động tùy theo trường hợp không cứng nhắc rập khuôn theo. Bản thân bên đó cũng chưa thống nhất trong cách trình bày, chẵng hạn như bày nai sừng tấm này chẵng hạn, theo phân loại thì nai sừng tấm thuộc phân họ Capreolinae là hươu Tân thế giới nhưng lại tồn tại ở lục địa Á-Âu?, vậy có phải là hai loài khác nhau hay không?, với lại ngay chính trong bài Capreolinae họ lại thừa nhận chi Alces có 2 loài chứ không phải là chi đơn loài. Gồm: Elk (A. alces) và Moose (A. americanus, considered by some authorities to be the same species as A. alces).Bản thân trong bài Moose bên en họ cũng đang tranh cãi trong đó có nhiều ký kiến cho rằng đây là một chi gồm 2 loài và ý kiến của thành viên đó (thành viên Zaereth) được hỗ trợ bởi nguồn ITIS liệt kê Alces như các chi với hai loài: 1. Alces alces (Linnaeus, 1758 ) - moose, Eurasian Elk; và 2. Alces americanus (Clinton, 1822) - Moose. Danh sách đỏ IUCN thông qua tương tự. Và một thành viên khác (IP 107.3.2.240) đưa ra nguồn khẳng định chúng là hai loài, xem: http://www.departments.bucknell.edu/biology/resources/msw3/browse.asp?id=14200205Còn nữa, nếu bạn nghiên cứu thêm về tuần lộc, bạn sẽ thấy tiếng Anh tuần lộc là reindeer (Rangifer tarandus) đã là một bài riêng, nhưng bên en cũng lại có một bài khác về Caribou (viết về một nhóm tuần lộc ở Bắc Mỹ) nhưng lại không có danh pháp khoa học để chứng minh chúng là một loài riêng. Như vậy, nếu so sánh bài nai sừng tấmtuần lộc ở bản tiếng Anh, cùng là những loài hươu phân bố ở Bắc Mỹ và Bắc Âu thì ta sẽ thấy có một tình trạng khôi hài. Bài về nai sừng tấm đáng lẽ là hai loài (theo phân loại chung) thì họ lại chập làm một; bài tuần lộc đáng lẽ chỉ là một loài (Rangifer tarandus) thì họ lại chẻ làm hai một loài tuần lộc chung và một nhóm loài tuần lộc ở Bắc Mỹ. Tóm lại có thể thấy bên đó làm ăn cũng khá tùy tiện, lộn xộn, thiếu khoa học, vì vậy chúng ta cũng không nhất thiết phải lấy đó làm chuẩn.--Phương Huy (thảo luận) 15:24, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)Cũng nói luôn ý này, bên en đổi danh pháp Alces americanus vào bài Moose là khá tùy tiện, vì điều này đồng nghĩa rằng Alces americanus là danh pháp đồng nghĩa của Alces alces nhưng trong bài Moose thì họ chỉ nêu nó có 1 danh pháp duy nhất.--Phương Huy (thảo luận) 23:48, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)Thực ra sắp như vậy là hợp lý hơn cả mà (như đã phân tích), còn bài nai sừng tấm miền đông và miền tây... thì cũng không có vấn đề gì, chúng vẫn là phân loài nhưng là phân loài của loài Alces americanus (nai sừng tấm bắc Mỹ) điều này hoàn toàn phù hợp với logic và một lần nữa cho thấy cách phân loại theo một số wiki (không phải tiếng Anh) là rất hợp lý + có nguồn. Thực ra nhiều chủ đề en wiki làm rất lộn xộn, nhiều wiki khác cũng hùa theo (đa phần là dịch lại bài của en)--Phương Huy (thảo luận) 02:16, ngày 11 tháng 10 năm 2015 (UTC)Theo một đề tài nghiên cứu khoa học của Nga (http://www.ginras.ru/library/files/nikolskiy-disser.pdf) thì cách phân loại rất hợp lý là:

Xin phép tôi sẽ đưa nguồn này vào bài.--Phương Huy (thảo luận) 02:21, ngày 11 tháng 10 năm 2015 (UTC)

Mà xin hỏi tý xíu, bạn có biết quy định nào nói về độ nổi bật của phân loài không? việc có bài về phân loài nếu chỉ căn cứ vào en wiki là không ổn tí nào, ngay ở bên en cũng rất cảm tính, nếu bạn tinh ý thì có thể thấy những động vật quen thuộc đối với người Anh, người Mỹ sống ở châu Âu, Bắc Mỹ (hươu, cáo, sói, gấu, dê, cừu....) thì từng phân loài đều có bài riêng và làm cho chúng trở nên rất đa dạng, trong khi đó các phân loài của những loài ơ châu Á, Phi thì hầu hết đều không có bài đều đổi hướng vào bài chính, nhưng thực ra chính các loài động vật châu Á, châu Phi mới đa dạng và phong phú về phân loài. Nói đâu xa, ngay tại Việt Nam chúng ta có hệ động vật rất đa dạng và có nhiều phân loài đặc hữu độc đaó của Việt Nam mình nhưng en wiki chẵng hề có bài nào cả, do đó nếu lấy en làm chuẩn thì e rằng không ổn.--Phương Huy (thảo luận) 02:33, ngày 11 tháng 10 năm 2015 (UTC)